Người phát ngôn cảnh sát Tokyo cho biết ông Atsushi Ozawa,àixếtaxiởNhậtBảnbịbắtvìtôngchếtchimbồcâvietjack 10 50 tuổi, "đã sử dụng ô tô của mình để giết một con chim bồ câu thông thường, không phải động vật phục vụ mục đích săn bắn giải trí" tại thành phố này vào tháng trước, theo AFP. Ông bị bắt hôm 3.12 với cáo buộc vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã của Nhật Bản.
Truyền thông địa phương cho biết ông Ozawa đã tăng tốc để vượt đèn giao thông khi đèn chuyển sang màu xanh và chiếc xe của ông lao vào đàn chim với tốc độ 60 km/giờ.
Tiếng động cơ được cho là đã khiến một người qua đường kinh ngạc và trình báo vụ việc.
Theo truyền thông địa phương, cảnh sát Tokyo đã nhờ bác sĩ thú y khám nghiệm tử thi con chim bồ câu bị tông chết và xác định rằng con vật tử vong do sang chấn tâm lý.
"Đường là của con người, vì vậy chim bồ câu đáng lẽ phải tránh đường", truyền thông địa phương dẫn lời ông Ozawa nói với các nhà điều tra.
Đài truyền hình Fuji TV đưa tin cảnh sát cho rằng ông Ozawa đã có hành vi "rất độc ác" với tư cách một người hành nghề tài xế chuyên nghiệp, trước khi quyết định bắt giữ ông.
"Chà, bạn có thể bị bắt vì tông vào một con chim bồ câu không?", một người dùng viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).
"Ông ấy có thể bấm còi xe hay gì đó. Nhưng cố tình giết chết con chim ư? Việc đó đã vượt quá giới hạn", một người khác bình luận.
Mặc dù Nhật Bản cho phép săn bắn một số lượng hạn chế chim bồ câu với mục đích giải trí, những con chim sống trong tự nhiên ở thành thị chỉ có thể bị giết nếu chúng mang đến phiền toái - chẳng hạn như gây thiệt hại cho mùa màng và vật nuôi - và chỉ khi có sự chấp thuận của chính quyền địa phương, theo The Guardian.
Tình cảm dành cho những con bồ câu ở Tokyo trái ngược với cảm xúc về những con quạ ở đây. Rất nhiều người dân phàn nàn về việc quạ thường hay bới thùng rác gần các nhà hàng, khiến đường phố Tokyo trở nên nhếch nhác.
Năm 2001, Thống đốc Tokyo lúc bấy giờ, Shintaro Ishihara, tuyên bố ông sẽ tiến hành chiến dịch tiêu diệt quần thể quạ ước tính lên tới 36.000 con ở thành phố. Theo báo Yomiuri Shimbun, trong hai thập niên sau đó, số lượng quạ ở Tokyo đã giảm khoảng 2/3.