Nettr

Ngày 25.8, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức downjone

【downjone】Quyền luật sư gặp mặt người bị tạm giam trên thực tế như thế nào?

Ngày 25.8,ềnluậtsưgặpmặtngườibịtạmgiamtrênthựctếnhưthếnàdownjone Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức hội thảo sơ kết 5 năm thi hành bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Tham gia hội thảo, phía Liên đoàn luật sư Việt Nam có Tiến sĩ - luật sư Phan Trung Hoài, Phó chủ tịch Liên đoàn; luật sư Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát, hỗ trợ luật sư; luật sư Hà Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng pháp luật và Trợ giúp pháp lý, cùng các luật sư đại diện của các đoàn luật sư…

Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng tại TP.HCM: bà Nguyễn Thị Hà, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM; thượng tá Lê Đức Túy, Phó chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM; bà Hà Thị Bích Thu, Phó trưởng phòng 2 Viện KSND TP.HCM.

Quyền luật sư gặp, hỏi người bị buộc tội đang bị 'khống chế'? - Ảnh 1.

Tiến sĩ - luật sư Phan Trung Hoài chủ trì hội thảo

N.C

Chủ trì hội thảo, ông Phan Trung Hoài nhận định thực tiễn sau 5 năm thi hành bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021), đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Nguyên nhân có thể có quy định pháp luật không còn phù hợp, hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện, do nhận thức pháp luật hoặc đối trọng quyền lợi, dẫn đến cách hiểu pháp luật khác nhau. Vì vậy cũng cần có các ý kiến góp ý của luật sư để đưa ra kiến nghị, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung bộ luật Tố tụng hình sự.

"Thực tiễn không như quy định"

Tại hội thảo, đa số các luật sư đều trăn trở bộ luật Tố tụng hình sự có những quy định tiến bộ vượt bậc, chẳng hạn tại điểm a khoản 1 Điều 73 quy định luật sư được quyền gặp, hỏi người bị buộc tội.

Song, luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu thực tiễn thi hành quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của luật sư trong giai đoạn điều tra gặp rất nhiều khó khăn, gần như không thể thực hiện được. Trong nhiều trường hợp, cơ sở giam giữ lấy lý do cơ quan điều tra không đồng ý, hoặc điều tra viên bận không tham dự để từ chối yêu cầu của luật sư.

Sửa đổi BLTTHS: Đưa vai trò của luật sư không chỉ mang tính hình thức - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Thành Công

NGUYỄN CHUNG

Theo luật sư Công, trong một số ít trường hợp, sau khi trải qua các thủ tục, luật sư cũng được tạo điều kiện để gặp, tiếp xúc với người bị buộc tội nhưng phải chịu sự giám sát gắt gao của điều tra viên, cán bộ điều tra và/hoặc giám thị trại giam. Điều này vô hình trung khiến cho việc gặp, hỏi của luật sư chỉ mang tính hình thức, thậm chí đi ngược lại với quan điểm tiến bộ của nhà làm luật khi đặt ra quy định này.

Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hùng (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Long An) cho rằng quyền của người bào chữa “gặp, hỏi người bị buộc tội” đang bị “khống chế” khi phải được sự đồng ý của điều tra viên.

Theo luật sư Hùng, khi luật đã dùng cụm từ quyền của người bào chữa thì việc gặp, hỏi người bị buộc tội là quyền đương nhiên và chủ động của luật sư.

Sửa đổi BLTTHS: Đưa vai trò của luật sư không chỉ mang tính hình thức - Ảnh 3.

Luật sư Phạm Công Hùng

NGUYỄN CHUNG

Về kiến nghị sửa đổi, luật sư Công nêu cần quy định rõ về trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan khác về cơ chế gặp, hỏi bị can của người bào chữa; hoặc nếu có giám sát cuộc gặp đó thì trường hợp cần thiết nào phải giám sát để tránh tùy nghi áp dụng như hiện nay.

Bên cạnh đó, luật sư Phạm Công Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng nên bỏ cụm từ “…nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì người bào chữa được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can…”, tại điểm b khoản 1 Điều 73, để khắc phục tình trạng luật sư muốn hỏi thì phải được điều tra viên đồng ý.

Nếu chỉ mang tính hình thức, không áp dụng được thì mạnh dạn bỏ

Về thủ tục đăng ký bào chữa, luật sư Nguyễn Bảo Trâm (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu, theo quy định tại Điều 78 bộ luật Tố tụng hình sự thì được hiểu luật sư phải trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng, phải xuất trình thẻ luật sư bản chính kèm bản sao có chứng thực để làm và nhận thủ tục này.

Trong khi đó, theo luật sư Trâm, thực tế đã có một số cơ quan tiến hành tố tụng linh động khi cho phép luật sư làm thủ tục và nhận văn bản đăng ký bào chữa thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông để thuận tiện cho các bên. Vì vậy, luật sư Trâm cho rằng bộ luật Tố tụng hình sự cũng cần có thay đổi cho phù hợp, rằng luật sư có thể đăng ký bào chữa trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính viễn thông.

Sửa đổi BLTTHS: Đưa vai trò của luật sư không chỉ mang tính hình thức - Ảnh 4.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (đứng) góp ý tại hội thảo

PHAN THƯƠNG

Tại hội thảo, các luật sư tại cũng nêu dù luật quy định người bào chữa có quyền “đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra”, nhưng thực tế, đa số luật sư chỉ được tiếp cận hồ sơ vụ án khi hồ sơ qua tòa án.

Nhiều luật sư cho rằng nếu quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự chỉ mang tính hình thức, không áp dụng được thì mạnh dạn bỏ khỏi bộ luật.

Ngoài ra, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông, Liên đoàn luât sư Việt Nam) cho hay luật sư được tham gia thu thập chứng cứ hợp pháp để sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 73.

Tuy nhiên về trình tự, thủ tục cũng như loại chứng cứ nào luật sư được phép thu thập hoặc không chấp nhận thì luật không quy định. Vì vậy khi ra tòa, HĐXX thường nhận định chung chung, rằng chứng cứ luật sư cung cấp không có căn cứ để chấp nhận, như vậy khiến mọi công sức của luật sư đều "đổ sông, đổ biển".

Quyền luật sư gặp, hỏi người bị buộc tội đang bị 'khống chế'? - Ảnh 5.

Tiến sĩ - luật sư Phan Trung Hoài tại hội thảo

N.C

Thực tế áp dụng có độ lùi so với chủ trương cải cách tư pháp

Kết luận hội thảo, Tiến sĩ - luật sư Phan Trung Hoài cho biết rất trân trọng các ý kiến góp ý của các luật sư, đại biểu mang tính xây dựng, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của luật sư trong tố tụng hình sự nhằm hoàn thiện, sửa đổi bổ sung bộ luật Tố tụng hình sự.

Ông Phan Trung Hoài cho rằng hiện nay môi trường pháp lý và quy định pháp luật là tương đối đầy đủ, tiến bộ nhưng thực tế áp dụng có độ lùi, độ chậm nhất định so với chủ trương cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước xác định.

Vì vậy, các ý kiến tại hội thảo đã phần nào phản ánh một cách khách quan những bất cập, khó khăn của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chẳng hạn, về thủ tục đăng ký bào chữa, có luật sư phản ánh được cấp thông báo đăng ký bào chữa nhưng 8 tháng nay vẫn không được gặp mặt bị can trong trại tạm giam, không được tham dự hỏi cung bị can, không biết bị can tạm giam ở đâu (trong khi theo quy định thì luật sư có quyền - PV).

Vậy vai trò của luật sư liệu còn ý nghĩa trong hoạt động tố tụng hình sự, và làm sao đáp ứng được yêu cầu của các chủ thể xã hội, ảnh hưởng đến uy tín, vai trò của luật sư trong đời sống và trong tố tụng.

Ông Phan Trung Hoài nhấn mạnh, vấn đề mấu chốt trong định hướng sửa đổi là cần phải từng bước đi đến tháo gỡ toàn bộ các rào cản về hình thức và thủ tục luật sư tham gia tố tụng. Hơn nữa, vị thế của luật sư còn thể hiện ở quyền thu thập, và cách đánh giá chứng cứ do luật sư cung cấp. Địa vị pháp lý của luật sư không chỉ là sự ngang bằng về vị trí chỗ ngồi ở phiên tòa với đại diện viện kiểm sát mà luật sư cần cân bằng trong thực hiện chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự.

Theo ông Phan Trung Hoài, theo kế hoạch của Liên đoàn luật sư Việt Nam, sắp tới sẽ tổng hợp các vướng mắc, bất cập cụ thể để Liên đoàn đăng ký làm việc với lãnh đạo Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao nhằm kiến nghị và tháo gỡ một cách cơ bản những vướng mắc, khó khăn trong quá trình luật sư tham gia tố tụng.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap