Nettr

Công nhân tan ca tại khu công nghiệp ở TP.HCMNGỌC DƯ& tỷ lệ cược tối nay

【tỷ lệ cược tối nay】100 triệu dân

100 triệu dân nguồn nhân lực vàng cho ngành bán dẫn - Ảnh 1.

Công nhân tan ca tại khu công nghiệp ở TP.HCM

NGỌC DƯƠNG

"Mỏ vàng" dân số đang bị lãng phí

Hơn 3 tháng nay, cứ vào sáng thứ bảy, Nguyễn Thanh Sang, 31 tuổi, quê Quảng Nam, trọ trong một con hẻm nhỏ trên đường Dương Quảng Hàm (Q.Gò Vấp) lại hẹn bạn đi câu cá từ rất sớm. Gần cả năm trở lại đây, câu cá giải trí lại trở thành "nghề tay trái" của Sang. Anh kể trong tuần nhiều ngày rảnh nhưng bạn lại bận đi làm, nên chờ cuối tuần mới rủ nhau đi câu cá "cải thiện" bữa ăn. Sang từng đi làm công ăn lương tại các công ty xây dựng. 

Sau một thời gian, anh theo một người thân "ra riêng", nhận làm hệ thống điện, nước cho các nhà ở tư nhân. Theo chia sẻ của Sang, mỗi tháng thu nhập của anh khoảng 12 - 13 triệu đồng. Thế rồi, dịch Covid-19 bùng phát rồi khi hết dịch, nhà xây dựng giảm mạnh, Sang thành "thợ đụng", đụng gì làm đó và tất nhiên không ổn định. Tháng 9 đi làm được khoảng 3 tuần, tháng 8 (rơi vào tháng 7 "cô hồn" - NV) chỉ làm đúng 6 ngày. "Mình ráng cầm cự hết năm nay rồi tính tiếp, về quê không biết xin việc ở đâu, may là độc thân không nuôi ai, chứ không cũng… chết", Sang tâm sự.

Cùng cỡ tuổi Sang, Phan Minh Kiều (quê Quảng Trị), học xong lớp 12 rồi vào Nha Trang làm công nhân cho công ty trồng rong nho của Nhật Bản. Lương thấp, Kiều đổi nghề đi làm môi giới bất động sản. Bắt đầu là sàn giao dịch bất động sản Đ.X, hết dịch, cô xin qua sàn H.T cũng không bán được lô đất nào. Ban đầu cô thuê trọ nguyên căn hộ giá 6 triệu đồng/tháng, đến khi khó khăn thì chuyển sang thuê phòng studio 3,5 triệu đồng/tháng và rồi giờ ở ghép chung với bạn, trả 1,6 triệu đồng/tháng từ đầu năm đến nay. 

Cô kể: "Dành dụm được bao nhiêu phải lấy ra tiêu trong 2 năm qua, nay tiền dành dụm cũng hết, việc làm bấp bênh. Mình quyết định bỏ nghề, tìm việc khác làm ăn". Cuối tháng 7 vừa qua, Kiều cho biết đã rời Nha Trang vào TP.HCM khởi nghiệp lại. Nhưng làm gì bây giờ? Kiều tâm sự: "Bất động sản đóng băng, giờ ai mua bán nữa mà xin làm sale. Không có bằng cấp, biết xin việc gì. Hai tháng qua, tôi học nghề xăm môi, xăm mày, sắp tới học nấu ăn… cho có nghề đã rồi tính tiếp. 32 tuổi rồi, đi xin việc khó quá".

Nếu nói về nguồn nhân lực "vàng" thì Sang, Kiều và rất nhiều người trẻ khác đúng là "vàng" thật: trẻ tuổi, có khát vọng làm giàu, mơ một cuộc sống đủ đầy, ổn định khi rời quê lên thành phố. Tuy vậy, sau 10 năm đi làm, cuộc sống của họ còn rất bấp bênh, mong muốn lên thành phố lớn để làm giàu vẫn khó thực hiện. Đó là chưa kể lực lượng lao động phổ thông, lao động chân tay, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật… khi doanh nghiệp gặp khó khăn, phải sa thải nhân công thì chính họ là những lựa chọn đầu tiên, có nguy cơ mất việc sớm nhất. 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2022, cả nước có 51,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, có tới 73,8% số người trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong quý đầu năm 2023, trong hơn 52 triệu người thuộc lực lượng lao động, có tới hơn 38 triệu người chưa qua đào tạo.

Hãy thử đi đến các khu nhà trọ của công nhân để thấy họ sống khá tạm bợ. Các chương trình giải trí văn hóa cho những lao động trẻ này và cả con cái của họ là điều xa xỉ. Làm sao chúng ta tạo ra thế hệ tương lai có giá trị tri thức trên nền tảng sống nghèo nàn, thiếu thốn mà ba mẹ họ đang thụ hưởng? Đừng để các thế hệ tương lai là "chuyện của tương lai", mà là chuyện của chúng ta lúc này đây, tại đây.

Chuyên gia Nguyễn Đăng Anh Thi (Canada)

Trở lại gần 2 thập niên trước, từ năm 2006, VN đã bước vào thời kỳ dân số vàng với lượng người trong độ tuổi lao động chiếm đến 2/3. Tại thời điểm đó, chúng ta đã đặt ra nhiều giải pháp để tận dụng nguồn lực lao động, giúp đất nước lớn mạnh. Tuy vậy, đến nay, khi đất nước vượt mốc 100 triệu dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở VN vẫn chưa được cải thiện đáng kể. 

Báo cáo về thị trường lao động cập nhật hết quý 2/2023 cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới chỉ gần 27%, tức là cả nước vẫn còn hơn 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo. Năng suất lao động chậm cải thiện là lực cản cho việc tăng thu nhập bình quân đầu người lao động nói riêng và người dân VN nói chung. Mỏ vàng dân số nếu vẫn khai thác lao động chân tay, phổ thông thì khó lòng có năng suất cao.

Cần nhân lực giỏi để đón làn sóng bán dẫn

Gạt bỏ tư duy "giá rẻ là lợi thế"

Theo chuyên gia Nguyễn Đăng Anh Thi (Canada), nhiều ý kiến từ Diễn đàn kinh tế thế giới Davos cho rằng VN đang hấp dẫn hơn so với 7 nền kinh tế mới nổi khác đối với các công ty tìm kiếm điểm đặt chân mới sau khi rút khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, điều khiến ông "lấn cấn" nhất là một số bình luận nói VN trội hơn các nước khác nhờ… nhân công giá rẻ. Một sự thật khá chua xót là những đóng góp vào tăng trưởng, đóng thuế, tạo ra cơ hội việc làm cho lao động địa phương được coi là thành tích thu hút đầu tư nước ngoài nhiều năm qua, lại xuất phát từ "lợi thế giá rẻ"? 

Ông kể: Ba năm trước, khảo sát một nhà máy chế biến cá hồi do người Nga đầu tư tại Long An cho thấy quy trình sản xuất của doanh nghiệp rất đơn giản, gồm nhập cá hồi từ Nga, chế biến thành cá hồi phi lê, đóng gói, đông lạnh, rồi xuất khẩu toàn bộ sang châu Âu. Để chế biến một tấn sản phẩm cá hồi, họ cần 20 m3 nước sạch và cũng thải ra một lượng nước thải tương đương với nhiều chất ô nhiễm hữu cơ, phát sinh khoảng 800 kg chất thải rắn, dễ lên men thối rữa. Tại sao ở Nga mà lại không chế biến tại Nga hay các nước châu Âu mà lặn lội sang VN xây nhà máy? 

Câu trả lời của họ là do chi phí lao động ở VN rẻ. Rõ ràng những hoạt động gia công - chế biến đơn sơ hầu như không tạo ra giá trị gia tăng thật sự và cơ hội tham gia của các đối tác VN trong chuỗi cung ứng gần như không có. Trong thực tế, có hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại VN với mô hình tương tự công ty chế biến cá hồi nói trên.

100 triệu dân nguồn nhân lực vàng cho ngành bán dẫn - Ảnh 3.

VN cần tận dụng lợi thế dân số vàng để phát triển

THẢO PHƯƠNG

"Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới theo 12 bộ chỉ tiêu đánh giá, trong đó, tập trung về thể chế, hạ tầng, công nghệ, ổn định vĩ mô, sức khỏe người dân, kỹ năng của người lao động, quy mô thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo… Hoàn toàn không có chỉ tiêu nào gọi là nhân công giá rẻ. Thế nên, đã đến lúc ngừng cho rằng giá rẻ là lợi thế của quốc gia", ông Nguyễn Đăng Anh Thi nhấn mạnh.

Cách đây 15 năm, Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của thuyết cạnh tranh - người tiên phong đưa ra lý thuyết "Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia", đã khuyến cáo các lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp VN rằng bắt chước Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa giá rẻ là điều hoàn toàn không nên làm. Ông nêu ra 2 cái bẫy làm giảm năng lực cạnh tranh là chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà xem nhẹ khả năng sinh lời và tư duy rập khuôn, bắt chước. Vị chuyên gia nhấn mạnh để giành lợi thế cạnh tranh thì phải tạo ra sự khác biệt. 

Ông Nguyễn Đăng Anh Thi nhận xét những gì Giáo sư Michael Porter nói vẫn còn nguyên giá trị. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hãy đơn giản là nhìn vào mô hình thành công của Singapore. Họ không chào mừng các công ty chế biến cá hồi phi lê xuất khẩu như kể trên và không có nhân công giá rẻ.

"Chúng ta có đủ cơ sở để tư duy lại cấu trúc nền kinh tế. Chẳng hạn, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ chính là chìa khóa để nâng tầm nông nghiệp VN. Hãy phát triển nông nghiệp thay vì trở thành một thủ phủ gia công công nghiệp của thế giới. Với một quốc gia hơn 100 triệu dân thì an ninh lương thực luôn là mối quan tâm hàng đầu. Ưu tiên phát triển nông nghiệp thay cho công nghiệp gia công sẽ kiềm chế và giảm thiểu nhu cầu cung cấp năng lượng, gián tiếp nâng cao an ninh năng lượng và giảm thiểu những rủi ro môi trường của hệ thống lấy nhiệt điện than làm nền tảng. Đáng lưu ý, 70% người độ tuổi lao động đang ở khu vực nông thôn, như vậy, dư địa cho việc chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa là rất lớn. Tôi cũng ủng hộ công nghiệp hóa, nhưng phải đặc biệt ưu tiên những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, hạn chế, hướng đến loại bỏ dần những ngành thâm dụng năng lượng, sức người và ô nhiễm môi trường", ông Thi nhấn mạnh.

Tập trung nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Với 100 triệu dân, thời kỳ dân số già của VN dự kiến sẽ tới vào năm 2036 và thời kỳ cơ cấu dân số vàng sẽ kết thúc vào năm 2039. VN đang có nguồn lực lớn mạnh nhưng cũng đứng trước nguy cơ suy thoái dân số như một số nước trong khu vực từng trải qua. Vấn đề làm thế nào để tránh được vết xe đổ, làm thế nào để nâng cao chất lượng đời sống người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được đặt ra ngay từ bây giờ. 

Theo chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - về mặt kinh tế, con số 100 triệu dân đem lại nhiều cơ sở, điều kiện mới tích cực. Đặc biệt, đạt cột mốc 100 triệu người trong thời kỳ "dân số vàng" của nước ta vẫn còn gần 70% dân số trong độ tuổi lao động là lợi thế vô cùng lớn. 

TS Võ Trí Thành nói: "Theo quy luật, thời kỳ dân số vàng là cơ hội có một không hai để các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội và cơ hội này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của các quốc gia. Như vậy, đây là giai đoạn rất tốt để có thể tận dụng tối ưu nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế. Đây cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho hàng hóa và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài".

Tuy vậy, chuyên gia này lưu ý chất lượng lao động vẫn còn là một vấn đề khá nhức nhối. Điều này thể hiện qua tỷ lệ lao động được đào tạo có chứng chỉ còn thấp, tầng lớp lao động giỏi, chuyên nghiệp chiếm số ít. Nhưng thời gian không chờ đợi ai. Việc tận dụng thời kỳ "vàng" này chỉ còn trên dưới 10 năm nữa nên cần tận dụng thời gian này gắn với mục tiêu, khát vọng phát triển. Chẳng hạn, tập trung vào 2 cơ hội là kinh doanh phát triển và đào tạo kỹ năng lao động.

"Đặc biệt, trong kỹ năng lao động, cần tập trung vào công nghiệp bán dẫn. Chúng ta có nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác quan trọng với đối tác Mỹ trong lĩnh vực phát triển bán dẫn. Để những ký kết này thành hiện thực, phải tập trung đào tạo. Nguồn nhân lực cho ngành này đang rất thiếu và cần lượng lớn. Trong đó, có 2 vấn đề là hợp tác đào tạo quốc tế và đào tạo tại chỗ, tại doanh nghiệp đi trước. Hợp tác đào tạo với quốc tế đã, đang và sẽ làm tiếp. Còn lại, cần đẩy mạnh việc đào tạo tại doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn đến từ các quốc gia Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Họ là những tập đoàn lớn, trực chiến trong ngành này từ lâu đời, đặt vấn đề để họ đào tạo luôn, ra làm được việc luôn. Bằng không, chọn con đường đào tạo cho ngành công nghiệp bán dẫn bằng lối kinh điển truyền thống thì lâu lắm. Sự thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn đang làm khó ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, song với VN, câu chuyện này còn cấp thiết hơn bao giờ hết. Chậm là dễ vuột mất cơ hội", TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Theo ông, VN xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những động lực để phát triển đất nước thì việc hợp tác với các nước tiên tiến là cơ hội rất tốt để thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đó là kinh tế tuần hoàn, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, bền vững. Sở hữu nguồn nhân lực trong giai đoạn "dân số vàng", chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng phải có những thay đổi lớn khi VN đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao. 

Ngoài ra, VN cần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Tăng cường đầu tư cho đào tạo, khoa học - công nghệ và thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học người Việt tại các nước phát triển, đặc biệt là từ Thung lũng Silicon trở về trong nước để tham gia phát triển các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn.

Ông Thành cũng lưu ý: Không đơn thuần là đầu tư, khai thác nhân công rồi thu lợi nhuận mà đầu tư hợp tác để phát triển hạ tầng cơ sở cho một ngành công nghiệp mới, tạo ra những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo có giá trị cao. Như vậy, phải có những cam kết rõ ràng về đào tạo, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu… Bên cạnh đó, Chính phủ cần chú trọng chính sách để khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị.

100 triệu dân nguồn nhân lực vàng cho ngành bán dẫn - Ảnh 4.

VGP

100 triệu dân là tiềm năng to lớn cho đổi mới và sáng tạo. Nhiều công dân thì nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội cho những thử nghiệm thấm đẫm tinh thần đổi mới và sáng tạo. Tôi cho rằng dân số đông đúc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực quan trọng như khoa học, công nghệ, y tế, năng lượng, nông nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác nữa.

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu
và cạnh tranh


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap