Nettr

Tăng 14% so với cùng kỳNgày 4.11, bác sĩ chuyên kho thevangtv

【thevangtv】TP.HCM: Gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp

Tăng 14% so với cùng kỳ

Ngày 4.11,ăngtrẻmắcbệnhđườnghôhấthevangtv bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết trong tháng 10 số bệnh nhi đến thăm khám các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong số này có khoảng 7% trẻ chuyển nặng phải nhập viện điều trị.

"So với cùng kỳ năm ngoái, số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tăng 14%. Dự báo bệnh vẫn còn tăng và kéo dài đến cuối năm vì thời tiết giao mùa thay đổi chuyển từ nắng sang mưa, nóng sang lạnh thất thường khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp", bác sĩ Tiến chia sẻ.

Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Đàn, Trưởng Phòng khám Nhi khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM - Cơ sở 3 cho biết, trong số trẻ đến khám có đến 70-80% tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài trẻ nhỏ thì tại bệnh viện số người lớn mắc các bệnh đường hô hấp cũng gia tăng.

"Thời tiết TP.HCM đang trong giai đoạn chuyển mùa với những buổi sáng se lạnh, trưa lại nắng nóng và mưa chiều. Vì vậy cả người lớn và trẻ em đều rất dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ những ngày thời tiết lạnh và bổ sung dinh dưỡng để trẻ có hệ miễn dịch tốt, giảm nguy cơ bị cảm cúm hay ốm vặt", bác sĩ Đàn chia sẻ.

TP.HCM: Gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp - Ảnh 1.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn thăm khám cho trẻ mắc bệnh đường hô hấp

LÊ CẦM

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, trong những tuần gần đây, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nếu đầu tháng 10, mỗi ngày, khoa Hô hấp 1 tiếp nhận điều trị nội trú trung bình khoảng 170-180 trẻ, thì thời gian gần đây số trẻ điều trị tăng lên khoảng 250 trẻ/ngày.

Tăng cường dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý để phòng bệnh

Bác sĩ Tiến cho biết, thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường tạo điều kiện vi khuẩn, vi rút phát triển tấn công trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi có hệ miễn dịch kém. Do đó, phụ huynh cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ, với trẻ dưới 36 tháng nên đưa trẻ đi uống vitamin A theo lịch, xây dựng dinh dưỡng cho trẻ cân đối hợp lý, đầy đủ các nhóm chất.

"Ngày nóng đêm lạnh khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi... Do đó phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ, nên mặc áo thoáng mát vào ban ngày và giữ ấm vào ban đêm. Cho trẻ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý sau giờ học, giờ chơi, giữ môi trường sống sạch sẽ", bác sĩ Tiến chia sẻ.

Trẻ mắc bệnh hô hấp thường khởi phát với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi..., các dấu hiệu chuyển biến nặng là trẻ thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát triệu chứng của trẻ, khi có dấu hiệu chuyển nặng cần nhập viện để điều trị kịp thời.

7 nguyên tắc phòng bệnh đường hô hấp

Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo người dân tuân thủ 7 nguyên tắc để phòng bệnh đường hô hấp:

  • Giữ khoảng cách an toàn với những người bị cảm lạnh, cúm hoặc ho.
  • Rửa tay bằng xà phòng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và vi rút trên da. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ em rửa tay theo các bước đúng cách để phòng bệnh
  • Khi một thành viên trong gia đình bị bệnh về đường hô hấp, bạn hãy thường xuyên lau chùi nhà cửa, nhà bếp và phòng tắm bằng chất khử trùng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh trong đó có các bệnh về đường hô hấp
  • Để giảm bớt căng thẳng, bạn có thể tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền, hít thở sâu hoặc thử các kỹ thuật thư giãn cơ bắp như đấm bóp, massage...
  • Cố gắng ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh. Giấc ngủ có vai trò rất lớn đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Bạn có thể cân nhắc bổ sung kẽm, vitamin C và men vi sinh trong mùa lạnh để ngăn ngừa bệnh tật. Đây là những vi chất cần thiết đối với hệ miễn dịch để giúp cơ thể phòng chống bệnh tật.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap