Sau khi công bố danh sách "Go list",ịnhHạLongvàonhómđiểmđếncầnbảotồnvìvấnđềrábướm bay vào nhà là điềm gì Các điểm đến nên ghé thăm, tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Fodor's Travel đầu tháng này công bố top "No list" với 9 điểm đến cần cân nhắc khi tới năm 2024.
"No list 2024" xét trên 3 tiêu chí chính gây ảnh hưởng đến du lịch: quá tải khách, tạo rác thải, chất lượng và nguồn nước, những điều gây hại cho điểm đến và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Vịnh Hạ Long của Việt Nam được nhắc đến ở tiêu chí "tạo rác thải".
Theo tạp chí Mỹ, các hoạt động như đi thuyền du lịch ngắm cảnh và cộng đồng ngư dân ngày càng phát triển đang góp phần tạo ra rác thải, dầu diesel trong nước. Các nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường dễ dàng bị phá vỡ và "thực thi một cách nửa vời".
Được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1994, vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nổi tiếng với khoảng 1.600 hòn lớn nhỏ, cách Hà Nội 3 giờ di chuyển. Tình trạng quá tải du lịch và ô nhiễm biển được đánh giá gây áp lực lên hệ sinh thái vịnh trong nhiều thập kỷ. Số lượng khách đến vịnh năm 2022 là hơn 7 triệu và dự kiến đạt khoảng 8,5 triệu vào năm 2023, theo số liệu thống kê từ Fodor's Travel.
Du khách nhiều thời điểm thấy chai nước, túi nhựa, cốc xốp và rác thải liên quan đến đánh cá trôi nổi trên mặt nước cùng những vệt dầu nhớt từ hoạt động tàu thuyền du lịch. Rác thải cũng đến từ các khu dân cư và cộng đồng đánh cá nằm dọc các bãi biển.
"Rác chắc chắn là một vấn đề và sẽ là một phần trong trải nghiệm của bạn. Bạn có thể bắt gặp những mảng rác rất lớn và kinh khủng hoặc các mảnh nhỏ vương vãi", Johnny Chen, nam du khách đã dành một tháng ở Việt Nam vào tháng 4/2023 viết về trải nghiệm đến vịnh Hạ Long. Chen nói thêm những điều này du khách sẽ không thể biết được nếu chỉ nhìn vịnh qua những tấm bưu thiếp.
Những khách du lịch khác cũng có trải nghiệm tương tự và chia sẻ bài đánh giá trên Tripadvisor cho rằng vịnh bị ô nhiễm bởi rác xốp và có "lớp cặn" nhờn trôi theo từng đợt.
Một nghiên cứu năm 2020 ước tính có hơn 28.000 tấn rác thải nhựa được tạo ra hàng năm ở vịnh Hạ Long, trong đó gần 5.300 tấn thải ra biển, tương đương 34 tấn rác thải được tạo ra hàng ngày từ các hoạt động du lịch. Vấn đề rác thải không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch mà còn đến hệ sinh thái của vịnh. Vịnh từng có 234 loại rạn san hô nhưng chỉ còn lại một nửa, theo Fodor's Travel.
David, người nghiên cứu ô nhiễm biển ở vịnh và đã sống ở Hà Nội hơn 5 năm, cho biết vấn đề khác làm trầm trọng thêm vấn đề rác thải là cộng đồng ngư dân ngày càng phát triển quanh vịnh. Các vỏ nổi làm từ polystyrene, nhựa nhiệt dẻo, được sử dụng sẽ vỡ vụn theo thời gian và tạo thành bột trôi dạt trên bãi biển. Những hạt vi nhựa này hiện được tìm thấy trong các loài cá, tạo thành mối đe dọa đối với an toàn thực phẩm. Vịnh Hạ Long còn có 20.600 ha ao nuôi. Gần đây chính quyền yêu cầu các trang trại nuôi cá phải đổi phao xốp sang các giải pháp thay thế bền vững. Nhiều phao xốp bỏ đi sau đó được đổ xuống vịnh. Theo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, khoảng 10.000 mét khối rác gồm cả phao xốp đã được được thu gom từ tháng 3 và cho biết rác đang được thu gom hàng ngày.
Fodor's Travel thêm rằng hạn chế du lịch sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người trong thời gian ngắn. Nhưng không bảo vệ vịnh Hạ Long có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Ngoài vịnh Hạ Long, hai điểm đến khác cũng nằm ở hạng mục liên quan đến vấn đề rác thải là Đài tưởng niệm quốc gia dãy San Gabriel của Mỹ và sa mạc Atacama của Chile. 6 cái tên còn lại trong "No list" gồm: Venice Italy, Athens Hy Lạp, Koh Samui Thái Lan, sông Hằng Ấn Độ, hồ Superior ở Bắc Mỹ.
Theo các chuyên gia du lịch, danh sách "No list" không nhằm "hạ bệ hay chê bai" mà thể hiện sự trân trọng và muốn bảo vệ các điểm đến nổi tiếng này. "Chúng tôi yêu thích những điểm đến này và bạn cũng vậy. Nhưng sự ngưỡng mộ điên cuồng và nhu cầu không ngừng trải nghiệm của chúng ta đều không giúp cho các điểm đến phát triển bền vững", tạp chí Mỹ viết.
Anh Minh(TheoFodor's Travel)